Tổng quan về truyền thông marketing mà bạn nên biết

1. Khái niệm truyền thông marketing 

  • Truyền thông marketing (MarCom)

    là các phương tiện được các công ty áp dụng để truyền tải thông điệp về sản phẩm và thương hiệu mà họ bán, trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng với mục đích thuyết phục họ mua hàng.

  • Công cụ truyền thông marketing

    tạo ra nhận thức về thương hiệu giữa các khách hàng tiềm năng, điều đó có nghĩa là một số hình ảnh về thương hiệu được tạo ra trong tâm trí họ để giúp họ đưa ra quyết định mua hàng.

2. Vai trò của truyền thông marketing 


vai trò của truyền thông marketing

vai trò của truyền thông marketing

Bản chất của truyền thông marketing là cung cấp giải pháp, câu trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Tại sao nên sử dụng sản phẩm?

  • Làm thế nào sản phẩm có thể được sử dụng?

  • Ai có thể sử dụng sản phẩm?

  • Sản phẩm có thể được sử dụng ở đâu? 

  • Khi nào sản phẩm có thể được sử dụng?

2.1. Truyền thông về sản phẩm

  • Hoạt động chính của truyền thông marketing là

    truyền tải thông tin sản phẩm đến đối tượng khách hàng mục tiêu

    .

2.2. Quảng bá thương hiệu  

  • Quảng bá thương hiệu là quá trình

    thông báo, nhắc nhở, thuyết phục khách hàng tin tưởng vào thương hiệu

    và từ đó tác động đến khách hàng để thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua sản phẩm và dịch vụ từ thương hiệu.

2.3. Tăng độ nhận diện 

  • Trong vô vàn các nhãn hàng trên thị trường thì việc được nhận diện là việc vô cùng quan trọng. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người mua hàng.

  • Truyền thông marketing là cách tốt nhất giúp tiếp cận nhanh nhất đưa thông điệp, hình ảnh và thông tin sản phẩm đến gần hơn với khách hàng của doanh nghiệp bạn.

2.4. Thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và công ty 

  • Tiếp thị mối quan hệ đảm bảo

    giữ chân khách hàng lâu dài

    . Khi công ty tập trung vào việc tăng sự hài lòng của khách hàng bằng cách cung cấp chính xác những gì khách hàng muốn, thì khách hàng có khả năng ở lại lâu hơn với thương hiệu.

  • Một khi mối quan hệ bền chặt được hình thành với khách hàng, thì ngay cả khi giá sản phẩm tăng do điều kiện kinh tế thay đổi cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc mua hàng của khách hàng. Do đó, tiếp thị mối quan hệ giúp

    giữ chân khách hàng ngay cả trong điều kiện kinh tế tồi tệ nhất.

3. Mục tiêu truyền thông marketing 


Mục tiêu của truyền thông marketing

3.1. Tăng doanh số bán hàng 

Doanh số bán hàng sẽ tăng trưởng vượt bậc nếu truyền thông marketing hiệu quả. Nhờ những tác động từ việc truyền thông về sản phẩm, nhận biết thương hiệu và thiết lập mối quan hệ thì khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn.

3.2. Tạo sự tin tưởng trung thành 

Tạo mối liên kết với khách hàng tiềm năng và khách hàng có sẵn giúp nhãn hàng có sự kết nối lớn. Duy trì lòng trung thành của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững trên thương trường.

3.3. Tăng khả năng cạnh tranh 

Giữa hàng ngàn sản phẩm trên thị trường, một nhãn hàng có truyền thông marketing tốt sẽ giúp tăng khả năng một cách hiệu quả.

3.4. Đẩy mạnh chiến lược tiếp thị 

  • Truyền thông marketing mang lại giá trị cực kỳ lớn cho chiến lược tiếp thị.

  • Một chiến lược tốt và có giá trị thì không thể thiếu sự hiện diện của truyền thông marketing.

4. 6 mảng truyền thông marketing chính 


Các mảng chính trong truyền thông marketing

4.3. Marketing trực tuyến 

Với mục đích công nghệ, các công ty sử dụng email, thư từ hay điện thoại di động để liên lạc trực tiếp với khách hàng tiềm năng mà không cần bất kỳ bên thứ ba nào ở giữa.

4.4. Tiếp thị tương tác

  • Tiếp thị tương tác gần đây đã trở nên phổ biến như một công cụ truyền thông marketing, trong đó

    khách hàng có thể tương tác trực tuyến với các công ty

    và có thể giải quyết các truy vấn của họ trực tuyến.

  • Amazon là một trong những ví dụ tốt nhất về tiếp thị tương tác trong đó khách hàng đưa ra lựa chọn của họ và có thể xem những gì họ đã chọn hoặc đặt hàng trong thời gian gần đây. 

4.5. Quan hệ công chúng 

  • Quan hệ công chúng được hiểu đơn giản là việc các công ty

    thực hiện một số hoạt động xã hội

    nhằm tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực của họ trên thị trường. 

  • Các hoạt động mà các công ty đang thực hiện như xây dựng các tiện ích công cộng, quyên góp một phần tiền mua hàng của họ cho giáo dục trẻ em, tổ chức các trại hiến máu, trồng cây,… là một số cách phổ biến thường được áp dụng để tăng cường quan hệ công chúng.

4.6. Khuyến mại

  • Khuyến mại bao gồm một số ưu đãi ngắn hạn để

    thuyết phục khách hàng bắt đầu mua

    hàng hóa và dịch vụ. 

  • Kỹ thuật xúc tiến này không chỉ giúp

    giữ chân những khách hàng

    hiện tại mà còn

    thu hút những khách hàng mới

    với những lợi ích bổ sung. 

  • Giảm giá, chiết khấu, hoàn vốn, chương trình Mua một tặng một, phiếu giảm giá, v.v. là một số công cụ xúc tiến bán hàng.

5. Các câu hỏi về ngành truyền thông marketing 


Các câu hỏi thường gặp về ngành truyền thông

5.1. Mức lương của ngành truyền thông marketing?

Theo tình hình thị trường hiện nay, mức lương ngành truyền thông marketing có nhiều sự khác biệt dựa trên tuổi nghề, kinh nghiệm làm nghề và lĩnh vực làm nghề:

  • Đối với các

    sinh viên thực tập

    hoặc mới ra trường, mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 3 – 5 triệu đồng/tháng.

  • Với người đã có

    1 – 2 năm kinh nghiệm

    trong lĩnh vực này thì mức lương có thể đạt được là 8 – 12 triệu đồng/tháng.

  • Với nhiều năm kinh nghiệm hơn thì bạn cũng có thể nhận được những mức lương tốt hơn trong khoảng 15 – 18 triệu (

    2 – 3 năm kinh nghiệm

    ). Mức lương sẽ tăng dần tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.

5.2. Truyền thông marketing làm nghề gì ?  

Ngành marketing nhìn chung khá là rộng và có nhiều mảng để bạn có thể thỏa sức làm nghề. Một số các công việc phổ biến thường được lựa chọn theo làm trong nghề có thể kể đến như:

  • Lĩnh vực Marketing tiếp thị:

    brand marketing (tiếp thị nhãn hàng); content marketing (tiếp thị nội dung); research marketing (nghiên cứu thị trường); event marketing (tiếp thị sự kiện);….

  • Lĩnh vực quan hệ công chúng:

    truyền thông doanh nghiệp; PR (public relation);…

5.3. Ngành truyền thông marketing cần có yêu cầu gì ?

  • Tư duy sáng tạo

  • Khả năng xây dựng nội dung

  • Nhạy cảm với hình ảnh

  • Khả năng giao tiếp

  • Sự nhạy bén với thị trường

  • Niềm đam mê với nghề

5.4. Ngành truyền thông marketing học gì? 

  • Học viện Báo chí và Tuyên Truyền:

  • Đại học Kinh tế Quốc Dân

  • Đại học Thương mại

  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

  • Đại học Tài chính – Marketing 

  • Đại học RMIT

5.5. Mục tiêu cuối cùng của truyền thông marketing

Mục tiêu cuối cùng của truyền thông marketing là tăng sự ảnh hưởng đến khách hàng thông qua việc xây dựng kiến thức, tạo ấn tượng tích cực, tạo vị thế thuận lợi giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo sự quan tâm về thương hiệu, dịch vụ và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.