Bệnh viện Trưng Vương được xây dựng vào năm 1963 với chuyên môn chính là sản – nhi, phục vụ cho vợ con gia đình binh sĩ chế độ cũ. Một năm sau ngày khởi công, Khu Nhà điều hành được khánh thành và đi vào hoạt động.
Ngày 01/5/1975, Bệnh viện Trưng Vương được Ban Y tế xã hội Miền Nam tiếp nhận và quản lý.
Ngày 27/9/1975, Bệnh viện Trưng Vương được Ban Quân quản thành phố Hồ Chí Minh bàn giao cho Sở Y tế Thành phố quản lý.
Giai đoạn 1986 – 1996 là giai đoạn củng cố phát triển. Quy mô từ 285 giường tăng lên 500 giường. Đội ngũ Thầy thuốc từ 121 người đã tăng lên 526 người. Nhiều kỹ thuật y học mới được ứng dụng thành công.
Giai đoạn 1997 – 2013 là giai đoạn ứng dụng khoa học công nghệ y sinh học. Năm 1999, đổi tên Bệnh viện thành Trung tâm Cấp cứu Trưng Vương. Đến 2003, Trung tâm Cấp cứu Trưng Vương được đổi tên thành Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương cho đến năm 2013.
Năm 2003, Bệnh viện được Ủy ban nhân dân chúng tôi công nhận là bệnh viện đa khoa hạng I thuộc Sở Y tế thành phố.
Hiện nay, bệnh viện tiếp tục duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực. Từ tổng số nhân viên 526 người, đã tăng lên 1.099 cán bộ viên chức. Trong đó cán bộ chuyên môn giỏi với học hàm, học vị Phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, thạc sĩ và cán bộ đại học là 276 người. Bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật y học: phẫu thuật sọ não, phẫu thuật gan mật bằng nội soi. Đặc biệt kỹ thuật nội soi tán sỏi thủy lực, cắt túi mật nội soi.
Bệnh viện vinh dự được Hội đồng nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba năm 1986. Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1998, 2011. Bộ Y tế công nhận Bệnh viện xuất sắc toàn diện trong nhiều năm. Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2009 cùng nhiều bằng khen của Bộ Y tế.
Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCM
Liên lạc: (028) 54484949 – (028) 38656744
Bệnh viện Trưng Vương hiện nay có các khoa khám chữa bệnh sau:
-
Khoa Khám bệnh
-
Khoa Cấp cứu
-
Hồi sức tích cực – chống độc
-
Điều trị theo yêu cầu
-
Khoa Tim mạch
-
Đơn vị tim mạch can thiệp
-
Hô hấp
-
Tiêu hóa
-
Thận – thận nhân tạo
-
Nội tiết – tổng hợp
-
Khoa nhiễm
-
Nội thần kinh
-
Điều trị đau VLTL – YHCT
-
Ngoại tổng hợp
-
Ngoại lồng ngực – mạch máu – thần kinh
-
Thận Tiết niệu
-
Chấn thương – chỉnh hình
-
Khoa bỏng – tạo hình thẩm mỹ
-
Phẫu thuật – gây mê hồi sức
-
Phụ sản
-
Khoa Tai mũi họng
-
Khoa Mắt
Từ thứ 2 đến thứ 6
-
Sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ 30.
-
Chiều: Từ 13 giờ đến 16 giờ 30.
Sáng thứ 7: Từ 7 giờ đến 12 giờ
1. Điều kiện để người có thẻ BHYT đến khám bệnh được hưởng quyền lợi BHYT
-
Khi đi khám bệnh phải mang theo thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân (bản chính) hợp lệ.
-
Thông tin cá nhân có trong thẻ BHYT gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính phải đúng với các thông tin cá nhân có trong giấy tờ tùy thân và còn thời hạn sử dụng, không được tẩy, xóa, mất chữ.
-
Thẻ BHYT phải được đóng dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cấp.
-
Nếu người bệnh đến khám bệnh không đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải có giấy giới thiệu của nơi đăng ký khám bệnh ban đầu.
-
Trường hợp cấp cứu người bệnh chỉ cần thẻ BHYT hợp lệ và giấy tờ tùy thân hợp lệ là đủ (Không cần giấy giới thiệu của nơi đăng ký BHYT ban đầu).
2. Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
Bước 1: Lấy số thứ tự
Đến trực tiếp tại quầy lấy số. Sáng từ 6 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 16 giờ.
Bước 2: Làm thủ tục tại cửa tiếp nhận
Gồm các cửa tiếp nhận số 1-12. Cửa tiếp nhận số 6 ưu tiên cho các đối tượng theo quy định (người già trên 80 tuổi, phụ nữ có thai, người bị khuyết tật nặng,…). Tại đây người bệnh trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân. Sau kiểm tra hợp lệ và cấp số tiếp nhận, người bệnh được hướng dẫn đến phòng khám bệnh.
Bước 3: Khám bệnh tại các phòng khám bệnh
Phòng khám bệnh được đánh từ số 8 cho đến 28, tùy theo chuyên khoa. Khi đến phòng khám bệnh, người bệnh nộp sổ khám bệnh đúng vị trí nộp sổ của mỗi phòng và chờ gọi tên theo thứ tự.
Sau khi khám bệnh, có 3 trường hợp xảy ra:
-
Điều trị bằng thuốc.
-
Các xét nghiệm cận lâm sàng.
-
Chỉ định nhập viện.
Bước 4: Chỉ định điều trị bằng thuốc
-
Người bệnh mang sổ khám bệnh và đơn thuốc đến quầy số 17,18,19, 20 thanh toán viện phí để đóng viện phí.
-
Nhận lại thẻ BHYT, sổ khám bệnh tại quầy số 16.
-
Lãnh thuốc tại các quầy số: 12.
Bước 5: Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng
Tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện các chỉ định số phòng như sau:
-
Đo điện tim: Phòng số 15.
-
Chụp X quang: Phòng số 29.
-
Nội soi: Phòng số 32, 33, 34.
-
Siêu âm tim – mạch máu: Phòng số 37.
-
Siêu âm tổng quát: Phòng số 37.
-
Phòng xét nghiệm: Phòng số 38.
Khi có đủ kết quả các chỉ định cận lâm sàng, người bệnh trở lại phòng khám bệnh, bác sĩ xem kết quả cho chỉ định điều trị, và thực hiện bước 4.
Bước 6: Chỉ định nhập viện
Trong thời gian chờ hoàn tất hồ sơ nhập viện, người bệnh đóng tiền tạm ứng trước khi nhập viện.
3. Đối với người bệnh không có thẻ BHYT
Thực hiện giống các bước trên, nhưng không cần xuất trình thẻ BHYT.
Với những chia sẻ trên, Youmed hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin cần thiết khi đi khám bệnh tại bệnh viện Trưng Vương.
Nguồn tham khảo