Nước dashi là gì? TOP 5 cách nấu nước dashi cho bé tăng cân



Trong ăn dặm kiểu Nhật, nước Dashi là một nguyên liệu vô cùng quan trọng và rất tốt cho trẻ. Chúng thường được cho vào nấu với cháo ăn dặm của các bé. Đối với bé trên 1 tuổi đã có thể ăn cơm được thì có thể nấu nước Dashi với rau củ hoặc thịt, cá để dùng kèm.

Nước dashi là tên gọi chung của các loại nước dùng trong ẩm thực Nhật Bản và bao gồm nhiều loại nước như: từ rong biển Kombu, từ rau củ, từ cá khô, xương gà, nấm hương,… Tùy từng món ăn mà họ sẽ sử dụng từng loại khác nhau để mang lại hương thơm đặc trưng, hấp dẫn và vị ngon đậm đà.

Nước dashi có nguồn gốc từ Nhật bản, do thương hiệu nổi tiếng Piegon sản xuất và phân phối. Hiện nay các bà mẹ nội trợ rất ựa chuộng loại nước dùng này. Để cung cấp lượng khoáng chất thiết yếu cho các thành viên trong gia đình và đặc biệt là bé yêu dưới 1 tuổi.

Pigeon dashi có 4 nhóm dinh dưỡng chủ yếu là: Chất đạm, chất béo, chất sơ, vitamin.

Khoáng chất như: calo, axit béo, protein, natri, kali, cacbohydrat, canxi, sắt, magie, vitamin A, C, D, B6, B12… Đặc biệt là cung cấp một lượng lớn chất xơ dồi dào từ các loại rau củ quả tự nhiên mang lại sự phát triển cân bằng cho bé.

Nước dashi dùng để chế biến các món ăn như: Cháo, bột, nấu nui,… cho trẻ em ăn dặm. Trong chế biến món ăn cho bé, đặc biệt là thời kỳ đầu không nên dùng muối hay các gia vị khác để thêm vào, mà các món ăn vẫn có vị ngọt tự nhiên, kích thích sự thèm ăn của bé.

Ở Nhật Bản, các mẹ thường hay nấu nước dashi từ rong biển hay cá ngừ bởi nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm này rất quý giá. Trong rong biển có chứa nhiều chất xơ cùng hơn 90 loại vitamin và khoáng chất nên có thể giúp bé tăng trưởng tốt, hỗ trợ phòng ngừa một số triệu chứng bệnh viêm, đồng thời giúp giải độc cơ thể. Cá ngừ thì chứa nhiều sắt, canxi, đạm,… cũng rất cần thiết cho cơ thể của bé.

Theo nghiên cứu, khi nấu nước dashi cho bé, tránh nấu quá đặc để ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé. Theo như các nhà nghiên cứu dinh dưỡng của Nhật Bản. Các loại nước dashi vẫn không thể thay thế dinh dưỡng từ các loại thức ăn như rau, củ, thịt cá, rong thật. Nước dashi chỉ là món nước ăn kèm như gia vị cho trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ cũng cần tuân thủ các thực đơn ăn dặm của bé sao cho hợp lý.

Nước dashi có thể nấu bằng nhiều loại rau củ quả, miễn là loại rau đó không có vị đắng, vị chát cho bé là được. Thậm chí, mẹ có thể lấy nước luộc rau cải, rau su su, rau muống,… để làm nước dùng dashi rau củ.

Cách nấu nước Dashi rau củ quả vừa thanh đạm mà có hương vị ngọt tự nhiên không ngấy, rất thích hợp cho bé thích ăn dặm.

Cách làm

Có thể sử dụng rau củ như: Củ cải, bắp cải, cà rốt,… Sau khi rửa sạch, thái nhỏ, bỏ tất cả vào nồi, đun bao giờ sôi rồi cho bé bếp lại cho ra nước ngọt. Sau đó lọc riêng lấy nước là xong. Sau đó lọc ra lấy nước là xong.



Nước dashi thông thường sẽ được cho vào nấu cháo ăn dặm của các con. Đối với các bé trên 1 tuổi đã có thể ăn cơm rồi thì có thể nấu nước dùng dashi với rau củ hoặc thịt cá cho dùng kèm với cơm.

Nguyên liệu

  • Rong biển kombu: 20g
  • Cá ngừ bào khô: 40g
  • Nước: 2 lít

Cách làm

  • Bước 1: Dùng khăm khô hoặc ẩm lau qua miếng rong biển kombu. Sau đó cho rong biển kombu vào nước ngâm 30 phút
  • Bước 2: Cho rong biển vào nồi, đổ thêm 2 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì vớt rong biển ra. “Lưu ý tránh đun lâu vì sẽ làm nước dashi bị đắng”
  • Bước 3: Cho cá ngừ bào khô vào nồi nước đang sôi, tiếp tục đun đến khi cá ngừ chìm hết xuống đáy thì tắt bếp. “Lưu ý, không nên đảo cá để tránh làm nước đục mất ngon”.
  • Bước 4: Chuẩn bị một rây lọc để lọc nước dashi. Khi lọc, để nước chảy xuống tự nhiên, không nên vắt vì có thể sẽ làm nước bị đắng và những mảnh vụn nhỏ của rong biển hoặc cá ngừ lẫn xuống dưới.

Nguyên liệu

  • 1 cây mía
  • 100ml nước

Cách làm

Cắt mía thành nhiều khúc nhỏ xong đem đi luộc đến khi ra hết nước ngọt. Sau khi luộc xong thì chắt lấy nước rồi bỏ cặn mía ra là làm được nước dashi. Ngoài ra, mía có thể kết hợp với rau củ quả khác để làm nước dùng dashi như: Hạt sen, đậu xanh. cà rốt, su su,…

Lưu ý, khi làm nước dùng dashi bằng mía thì nên luộc mía trước rồi cho rau củ quả vào sau. Vì mía là thuộc dạng thực phẩm rắn chắn, lâu chín. Nên cần luộc trước.

Nguyên liệu

  • 100ml nước
  • 2 – 3 nấm hương

Cách làm

  • Bước 1: Nấm hương không rửa mà dùng 1 cây cọ để quét sạch lớp bụi trên nấm.
  • Bước 2: Tiếp đó cho nấm hương và 100ml nước vào một cái hủ và ngâm qua đêm.
  • Bước 3: Sau khi để qua đêm thì lấy nấm ra vắt sạch lấy nước. Dùng rây lọc nước để có nước dùng dashi từ nấm. Nấm hương sau khi vắt xong có thể lấy ăn tiếp không nên vứt lãng phí

Nguyên liệu

  • 300g xương
  • 1 củ hành tây
  • 1 củ cà rốt
  • Thân cần tây ( 1 bó )

Cách làm

  • Bước 1: Rau củ gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc, xương rửa sạch đem đi trần sơ qua nước sôi.
  • Bước 2: Bỏ xương vào nồi hầm đến khi sôi thì vớt cặn bọt ra. Sau đó, bỏ cà rốt vào hầm thêm 30 phút, cuối cùng bỏ hành tây, cần tây vào đun thêm 10p thì tắt bếp.
  • Bước 3: Dùng đồ lọc qua lấy nước dùng cho bé.

Lưu ý, nước dùng dashi với rong biển, cá ngừ, bào khô hay nước dùng rau củ quả sau khi làm xong có thể cho vào khay đá, để đông lạnh và dùng dần. Tuy nhiên, cần nhớ một điều, càng để lâu nước dashi sẽ càng bị mất vị thơm ngon. Vì thế, các mẹ nên làm dùng trong một tuần để đảm bảo hương vị chất dinh dưỡng cho món ăn của bé.

Kết quả

Nước dashi mang màu sắc đặc trưng, trong veo giúp cho món ăn trở nên tự nhiên mà ngon hơn rất nhiều. Chúng có độ ngọt nhẹ, thanh mà không cần thêm chút gia vị hóa học nào cả.

Lời kết

Đánh giá: