Những người mắc chứng ngủ quá nhiều thường bị buồn ngủ vào ban ngày và giấc ngủ ban đêm dài bất thường. Những người gặp phải chứng ngủ nhiều thường phải vật lộn với việc duy trì sự tỉnh táo cả ngày. Bệnh nhân thường phải đi ngủ nhiều lần trong ngày ngay cả khi đang trong bữa ăn, trong khi làm việc hoặc khi đang lái xe.
Quy trình giấc ngủ thông thường
Quy trình của một giấc ngủ thông thường bao gồm 3 giai đoạn NREM (non-REM) và 1 giai đoạn REM:
- Giai đoạn 1 (NREM): Giai đoạn đầu tiên này đánh dấu sự chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Cơ bắp thư giãn và nhịp tim, nhịp thở và chuyển động mắt của bạn bắt đầu chậm lại. Lúc này sóng não hoạt động nhiều hơn khi bạn thức. Giai đoạn này thường kéo dài vài phút.
- Giai đoạn 2 (NREM): Giai đoạn ngủ NREM thứ hai này được đặc trưng bởi giấc ngủ sâu hơn. Nhịp tim và nhịp thở của bạn tiếp tục chậm lại và các cơ trở nên thư giãn hơn. Chuyển động của mắt ngừng lại và nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
- Giai đoạn 3 (NREM): Giai đoạn này đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho bạn cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Nhịp tim, nhịp thở và hoạt động của sóng não đều đạt mức thấp nhất và các cơ được thả lỏng như bình thường.
- Giai đoạn REM: Giai đoạn REM đầu tiên sẽ xảy ra khoảng 90 phút sau khi bạn chìm vào giấc ngủ. Đúng như tên gọi, mí mắt bạn sẽ di chuyển qua lại khá nhanh dưới mí mắt. Nhịp thở, nhịp tim và huyết áp sẽ bắt đầu tăng lên.
Như đã biết, một giấc ngủ ngon là rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ngủ nhiều quá mức đều gây lo lắng. Đôi khi, do làm việc quá sức dẫn đến việc cần phải ngủ nhiều hơn bình thường trong một hoặc hai đêm.
Tuy nhiên, nếu cảm giác kiệt sức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn nên cân nhắc thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống hoặc đi kiểm tra các chứng rối loạn giấc ngủ nhất định.
Tình trạng buồn ngủ diễn ra liên tục. Sau khi thức dậy bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Có thể bạn đang mắc một trong một số bệnh lý sau đây:
- Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của chứng ngủ nhiều. Rối loạn giấc ngủ thường ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Suy giảm chức năng tuyến giáp: Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển hóa dưỡng chất thành năng lượng. Khi tuyến giáp gặp vấn đề sẽ làm bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.
- Đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường type 2 không thể chuyển hóa đường glucose thành năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, điều này dẫn đến cảm giác uể oải, mệt mỏi của bệnh nhân.
- Thiếu máu: Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động. Điều này dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, lờ đờ.
Một số bệnh lý như bệnh về gan, tim, viêm khớp dạng thấp,… cũng có thể là dấu hiệu của bệnh buồn ngủ nhiều. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và nghe tư vấn sớm nhất có thể. Tránh để tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
1. Lạm dụng chất kích thích và rượu
Uống rượu sẽ ngăn chặn giấc ngủ REM. Việc sử dụng liên tục chất kích thích có nhiều tác hại đối với sức khỏe, bao gồm cả chất lượng giấc ngủ kém đi.1
2. Ngủ không đủ do phát sinh sự thay đổi
Sự thay đổi trong lịch trình làm việc, trách nhiệm mới khiến người trưởng thành có lý do để ngủ không ngon giấc.1
3. Chấn thương về thể chất
Các vấn đề về thể chất như khối u, chấn thương hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương. Rối loạn giấc ngủ xảy ra ở 30 – 70% người bị bệnh chấn thương sọ não. Mất ngủ, mệt mỏi và buồn ngủ là những vấn đề phổ biến nhất sau khi bị chấn thương đầu.1
4. Sức khỏe tinh thần
Các trạng thái trầm cảm, lo lắng và tâm thần nói chung có thể khiến một người mất ngủ vào ban đêm. Điều này khiến họ dễ bị buồn ngủ vào ban ngày.1
5. Thuốc
Caffeine, thuốc ngủ và thuốc kháng histamin có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Caffeine ngăn chặn các thụ thể não hấp thụ adenosine, một chất tạo điều kiện cho giấc ngủ trong cơ thể bạn. Caffeine có thể tồn tại trong cơ thể rất lâu sau đó.1
6. Múi giờ thay đổi
Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học. Khi thay đổi múi giờ, cơ thể chúng ta không thể thích nghi ngay với chu kỳ ngày đêm ngay lập tức. Ngay cả khi chỉ thay đổi một vài giờ cũng có thể khiến đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng.1
7. Yếu tố môi trường
Chỗ ngủ không thoải mái, nhiệt độ không phù hợp hoặc không yên tĩnh. Cơ thể sẽ tỏa ra hơi ấm ngay khi bạn đi ngủ và cơ thể sẽ hạ nhiệt khi ngủ. Bất kỳ nhiệt độ phòng nào không đem đến sự thoải mái hoặc khả năng cơ thể hạn nhiệt đều cản trở giấc ngủ.1
Nếu bạn đang gặp vấn đề với chứng ngủ nhiều. Hãy tìm đến bác sĩ để có giải pháp điều trị sớm. Buồn ngủ nhiều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân như:
- Thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung, hiệu suất làm việc và học tập giảm đi.
- Lái xe trong tình trạng buồn ngủ có thể khiến bạn mất tập trung và gây tai nạn.
- Tình trạng buồn ngủ liên tục cũng có thể khiến trí nhớ của bạn suy giảm nghiêm trọng.
- Ngủ nhiều liên tục cũng có thể khiến bạn bị trầm cảm.